Trong thế giới ngày nay, người nổi tiếng thường xuyên trở thành gương mặt đại diện cho nhiều thương hiệu mỹ phẩm, thu hút sự chú ý của hàng triệu người hâm mộ. Tuy nhiên, có một số người nổi tiếng chấp nhận quảng cáo cho các thương hiệu mỹ phẩm kém chất lượng, tạo ra thách thức lớn đối với người tiêu dùng.
Tình trạng hiện nay của “giới showbiz’’
Chẳng khó để thấy rằng, ngày ra người nổi tiếng, giới nghệ sĩ nhận quảng cáo rất nhiều. Nhưng liệu họ có thật sự quảng cáo đúng sự thật? Liệu có đang đánh đổi giữa danh tiếng và chất lượng?
- Ca sĩ Phương Mỹ Chi bị chỉ trích vì quảng cáo thổi phồng “kẹo làm trắng da”: đăng lời xin lỗi đến khán giả và người hâm mộ vì quảng cáo sản phẩm làm đẹp kém chất lượng.
- Diễn viên Diệu Nhi quảng cáo sản phẩm giảm cân kém chất lượng: thừa nhận sai sót, xin lỗi khán giả và xóa quảng cáo trên fanpage,…
- NSND Hồng Vân xin lỗi khán giả vì quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật: quảng cáo sản phẩm nhưng không tìm hiểu rõ nguồn gốc.
- Cát Tường quảng cáo sai sự thật, sẵn sàng bù đắp thiệt thòi của khách hàng: sẵn sàng đến tận nơi xin lỗi những khách hàng sử dụng sản phẩm do cô quảng cáo mà không hiệu quả và chịu trách nhiệm bù đắp phần nào thiệt thòi của khách hàng.
- Hoa hậu Mai Phương Thúy xin lỗi vì quảng cáo thực phẩm chức năng bị “tuýt còi”: tiếp tay cho sản phẩm giảm cân quảng cáo như thuốc chữa bệnh cũng đã gây xôn xao từ phía dư luận
Chưa sử dụng mà đã đánh giá sản phẩm, chia sẻ cảm nhận
Tràn lan nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm trên mạng, nhiều quảng cáo sai sự thật, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng. Người nổi tiếng đang không có trách nhiệm khi nhận lời quảng cáo. Pháp luật không cấm review (đánh giá) sản phẩm, nhưng muốn review thì phải sử dụng, trải nghiệm. Trên thực tế, nhiều người nổi tiếng không dùng nhưng vẫn sẵn sàng review.
Đây là cách làm gian dối với công chúng, người tiêu dùng. Họ bị thuyết phục dùng sản phẩm vì tin rằng chính sản phẩm đó đã giúp người nổi tiếng có được sức khỏe hay sắc đẹp ở hiện tại.
Vướng quảng cáo “lố” – nghệ sĩ là người tiếp tay
Theo như Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã khẳng định: “Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật là tiếp tay lừa đảo”. Một lần nữa, thực trạng thuốc, thực phẩm chức năng được các nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo, bán hàng trên mạng xã hội tràn lan lại được làm “nóng”. Một số Đại biểu Quốc hội, nhiều trường hợp khi cơ quan chức năng điều tra thì các sản phẩm được quảng cáo hoàn toàn không có chức năng giống như khi được nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo.
Nghệ sĩ, người nổi tiếng chỉ bị ảnh hưởng uy tín và xin lỗi là xong, coi như không có chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, ảnh hưởng của người tiêu dùng thì rất lớn. Nhiều người hâm mộ bởi tin theo thần tượng đã rơi vào tình trạng tiền mất, tật mang.
Chưa kiểm định về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng
Phía quản lý của người nổi tiếng cần phải kiểm tra các thông tin như mã số thuế, giấy phép kinh doanh, giấy phép quảng cáo, lịch sử hoạt động xem có sai phạm, bê bối không; kiểm tra các phản hồi của khách hàng về sản phẩm, chỉ nên nhận lời nếu nhãn hàng đáng tin cậy và cung cấp đủ giấy tờ để chứng minh chất lượng sản phẩm.
Sử dụng đánh giá, feedback ảo để tạo phản hồi tốt
Chia sẻ đánh giá tích cực từ những người dùng và người hâm mộ nhưng toàn là các đánh giá “ảo”. Đây cũng chính là một phương thức “lừa đảo”. Họ tạo ra lòng tin ảo cho người xem, đẩy kỳ vọng của người xem lên cao và rồi bấm đặt mua hàng. Tuy vậy, những lợi ích kia có thật sự tồn tại? Có chất lượng thật sự tốt và có những phản hồi tích cực đến vậy?
Hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng khác
Nhiều người nổi tiếng đã liên kết với nhau để cùng quảng cáo cho một sản phẩm mỹ phẩm. Nhưng đáng nói ở đây là họ không quan tâm đến chất lượng, dùng có tốt hay không. Họ lấy danh tiếng của mình ra để lừa đảo người xem, khiến họ phải tin tưởng tuyệt đối với các sản phẩm đó.
Trong bối cảnh nghệ sĩ Việt quảng cáo tràn lan, sai sự thật, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang đã đề xuất cấm sóng vĩnh viễn trên các mặt trận nghệ thuật để họ không có cơ hội “nuôi cái ác”.
Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh?
Mặc dù mức xử phạt đã có, tuy nhiên tình trạng các nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng thực phẩm liên tiếp diễn ra. Có thể thấy chế tài xử phạt là chưa đủ răn đe, vì lợi nhuận đến từ các sản phẩm này vô cùng cao nên nhiều doanh nghiệp, cá nhân cố tình quảng cáo sai để lôi kéo người tiêu dùng. Vậy chính sách và quy định để ngăn chặn mỹ phẩm giả là gì?
- Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với các hành vi: Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản…
- Ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cá nhân tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP như: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự cũng đã dành cho Tội quảng cáo gian dối: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Trong thời đại ngày nay, việc nhiều người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, đem lại nhiều thách thức cho người tiêu dùng. Tóc Nâu Beauty không quên nhắc bạn rằng: Hãy luôn tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tóc Nâu luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc da và làm đẹp, mang đến những trải nghiệm tích cực và an toàn. Sự chọn lựa mỹ phẩm một cách đúng đắn sẽ giúp bạn tỏa sáng mỗi ngày và giữ cho làn da luôn khỏe mạnh, rạng ngời.