Tham gia bán mỹ phẩm online cho các trang trên mạng xã hội dưới hình thức tuyển cộng tác viên đăng bài quảng cáo, nhiều người đã bị “xù” đơn hàng và phải ôm đống hàng với giá trị hàng chục triệu đồng
Phương thức lừa này đã cũ?
- Ông Nguyễn Văn Huân, ở Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP HCM, phản ánh đến Báo Người Lao Động về việc vợ ông bị chiêu lừa tuyển cộng tác viên bán mỹ phẩm online mất 4,3 triệu đồng
- Trò lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online trở lại “lợi hại hơn xưa”. L.P. nam sinh viên của 1 trường nghề tại TPHCM đã trở thành CTV bán hàng mỹ phẩm cho một trang Fanpage trên mạng xã hội, những tưởng kiếm thêm được thu nhập nhưng lại bị lừa trắng tay.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, dù đã cảnh giác lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online nhưng một CTV vẫn mất gần 50 triệu đồng sau khi bị lừa “ôm” 40 thỏi son từ một công ty mỹ phẩm. Vì “tham” hoa hồng cao của các đơn hàng nên rất nhiều người tham gia làm CTV bán hàng phải “ôm” hàng bị lừa với số tiền lên đến cả trăm triệu đồng.
Vạch trần chiêu trò tuyển cộng tác viên bán hàng online
Không khó để nhìn thấy những bài quảng cáo tuyển CTV bán các mặt hàng như mỹ phẩm, nước hoa, thực phẩm chức năng… trên các trang mạng xã hội. Đánh vào tâm lý nhiều người sau sinh phải ở nhà chăm sóc con, người muốn tìm kiếm công việc nhưng không có nguồn vốn, lợi dụng tình trạng nhiều người mất việc trong mùa dịch Covid-19… các đối tượng tung các đòn lừa đảo, hòng chiếm đoạt tài sản, đẩy nạn nhân vào hố sâu nợ nần.
Những bài đăng với nội dung “có cánh” đã thu hút, khiến không ít người sập bẫy: “CTV bán mỹ phẩm với mức lương từ 3 – 4 triệu đồng một tháng cho công việc đăng bài quảng cáo sản phẩm của công ty trên trang cá nhân. Ngoài ra, người bán còn nhận được mức hoa hồng 30% cho mỗi sản phẩm bán được”. Thậm chí lợi dụng dịp Tết Nguyên đán, các nhóm lừa đảo còn dụ dỗ cá nhân tham gia trở thành CTV online bằng hình thức mua hàng trúng thưởng bên cạnh khoản hoa hồng lớn với lời rao “Cơ hội nhận quà cực khủng khi đăng ký trở thành CTV bán hàng cùng XYZ”.
Chiêu trò tuyển cộng tác viên bán hàng online này được các đối tượng hoạt động rất tinh vi, chỉ liên lạc qua điện thoại và mạng xã hội. Hầu hết nạn nhân đều ở xa, không xác minh được địa chỉ công ty. Chỉ khi sự việc vỡ lở, tiền đã trao đi thì họ mới biết mình bị lừa. Các đối tượng xây dựng nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau, dùng số điện thoại sim rác, xây dựng các kịch bản người tuyển dụng CTV bán hàng, người mua hàng để lừa các nạn nhân.
“Ban đầu, các đối tượng chuyển tiền đều đặn đến chị mỗi ngày cho công việc đăng bài quảng cáo sản phẩm” – chị Lan kể lại trong 1 buổi phỏng vấn với báo Người Lao Động đăng Thứ bảy ngày 25/06/2022. Thông qua bài đăng bán, chị Lan nhận được vài người khách đặt hàng. Mỗi lần khách đặt hàng, các đối tượng sẽ yêu cầu chị chuyển 70% tiền đơn hàng rồi mới chuyển hàng. Thực chất một trong số các khách hàng đặt mua sản phẩm nằm trong nhóm đối tượng lừa đảo, tạo dựng sự tin tưởng, an tâm cho CTV (thông tin cá nhân đã được thay đổi).
Sau khi CTV rơi vào bẫy hoàn toàn, chúng sẽ giả danh một người khách cũ đặt mỹ phẩm với số lượng lớn, lấy lý do là tặng quà cho đồng nghiệp, đơn hàng với số tiền lớn. Khi có khách “sộp”, CTV tức tốc vay người thân để chuyển tiền cho mối sỉ, lấy hàng giao cho khách. Tuy nhiên sẽ không có hàng, mối sỉ và người mua đều “bốc hơi”, không thể liên lạc.
Triệt phá tận gốc các đường dây lừa đảo
Thời gian vừa qua, cơ quan công an nhận được nhiều đơn tố giác tội phạm có liên quan đến việc lợi dụng hoạt động bán hàng online để chiếm đoạt tài sản, nổi lên là hình thức tuyển CTV bán hàng online.
- Ngày 29-7, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho hay vừa khởi tố thêm 13 bị can trong đường dây lừa đảo liên tỉnh tuyển CTV bán hàng online, những người này liên quan đến đường dây lừa đảo liên tỉnh tuyển cộng tác viên bán hàng online bị triệt phá trước đó. Qua quá trình điều tra, lực lượng chức năng nhận định từ năm 2018, hoạt động có tổ chức chặt chẽ, tính chất chuyên nghiệp với hơn 100 đối tượng tham gia chia thành nhiều chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Hà Tĩnh, Thái Bình, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh…
- Bắt băng nhóm lừa đảo trên mạng do đối tượng người nước ngoài cầm đầu với 6 thanh niên trong đường dây mạo danh Shopee tuyển cộng tác viên, chia hoa hồng do nhóm người Trung Quốc cầm đầu, để lừa đảo 40 nạn nhân, chiếm đoạt 5 tỉ đồng.
- Bắt nhóm gồm 15 đối tượng chuyên lừa đảo cộng tác viên bán hàng online chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.
Tự động nhận diện và phòng tránh chiêu trò lừa đảo
Kiểm tra độ uy tín của tổ chức hoặc thương hiệu
Trước khi quyết định tham gia, hãy tìm hiểu thật kỹ từ CTV hiện tại hoặc đã từng làm việc với họ. Nếu có bất kỳ đánh giá tiêu cực nào, hãy cân nhắc kỹ lưỡng.
Phương thức thanh toán và chính sách hoa hồng
Lưu ý đến các chi tiết về phương thức thanh toán và chính sách hoa hồng. Các tổ chức lừa đảo thường có chính sách hoa hồng quá cao để thu hút CTV, nhưng sau đó không thanh toán đúng hẹn hoặc có các điều khoản phức tạp.
Thông tin liên hệ và hỗ trợ khách hàng
Một tổ chức trung thực sẽ cung cấp thông tin liên hệ rõ ràng, bao gồm địa chỉ văn phòng và số điện thoại hỗ trợ khách hàng. Trước khi bắt đầu làm việc, hãy thử liên hệ với họ để đảm bảo rằng có một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Kiểm tra hợp đồng và cam kết
Trước khi đồng ý, đọc kỹ hợp đồng và cam kết của bạn với tổ chức. Nếu có bất kỳ điều khoản nào mà bạn không hiểu hoặc có vẻ đáng ngờ, hãy thảo luận và yêu cầu làm rõ trước khi ký kết.
Trên đây là các cách nhận diện và phòng tránh những chiêu trò lừa đảo mà Tóc Nâu Beauty chia sẻ đến bạn. Tóc Nâu tin rằng từ những chia sẻ trên, bạn có thể an tâm hơn khi tham gia vào bán kinh doanh mỹ phẩm online và xây dựng một sự nghiệp CTV bền vững. Hãy nhớ rằng luôn sự cẩn trọng và nghiên cứu kỹ lưỡng của bạn chính là chìa khóa để tránh những tình huống không mong muốn!